Đọc kĩ để hiểu sâu

Con Rồng Cháu Tiên

Đây truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam, gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước. Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có một vị thần là con trai thần Long Nữ, tên gọi là Lạc Long Quân kết duyên cùng nàng Âu Cơ xinh đẹp thuộc dòng họ Thần Nông. Về sau, nàng Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, từ đó nở ra một trăm người con diện mạo khôi ngô tuấn tú. Vì cha là Lạc Long Quân không quen sống trên cạn lâu ngày nên hai vợ chồng chia nhau mỗi người dẫn năm mươi người con lên rừng và xuống biển. Người con trưởng đi theo mẹ Âu Cơ được suy tôn làm vua Hùng trên đất Phong Châu, lập ra nước Văn Lang, cứ thế truyền ngôi kế tục tới muôn đời sau. Con Rồng cháu Tiên là câu chuyện có nhiều yếu tố kỳ ảo, tưởng tượng nhằm giúp HS hiểu ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên: Khẳng định cộng đồng người Việt Nam cùng một giống nòi, có nguồn gốc cao quý, rất đáng tự hào. Hiểu cách nhìn nhận, đánh giá và thái độ của nhân dân: suy tôn dân tộc, tôn kính tổ tiên, có ý nguyện thống nhất cộng đồng. Từ đó, giáo dục cho HS ý thức đoàn kết dân tộc, thêm tự hào về dân tộc.

Hướng dẫn học sinh.docx 

Quả dưa hấu

Mai An Tiêm là con nuôi của vua Hùng thứ 17, là một người thông minh, cần cù và cương nghị. Trong một bữa tiệc, An Tiêm đã thẳng thắn nói: “Tất cả mọi thứ trong nhà này đều là vật tiền thân của tôi cả”. Anh cho rằng mọi thứ mình có đều do tự tay mình làm ra và không phụ thuộc vào ai. Lời này lọt đến tai vua, vua cha rất tức giận, cho rằng An Tiêm là kẻ kiêu căng, vô ơn nên ra lệnh đày ải hai vợ chồng ra đảo ngoài khơi Nga Sơn (Thanh Hóa). Đây là một hòn đảo hoang vắng và không có người ở nên cả gia đình An Tiêm phải dùng chính sức lao động của mình để kiếm cái ăn sống qua ngày. Một ngày nọ, có một đàn chim lớn bay từ phương Tây lại, chúng bay trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hạt. Chỉ một thời gian ngắn nó đã đâm chồi, mọc lá và bò ra xung quanh. Chẳng bao lâu sau, vườn dưa ngày càng nhiều trái, trái chín ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh và có vị thanh thanh dịu ngọt. Mai An Tiêm đã dùng quả dưa để đổi lương thực, gạo cho gia đình mình, thuyền buôn, thuyền chài có, lũ lượt ra đổi, giúp cho danh tiếng của vợ chồng Mai An Tiêm được truyền đi xa. Lúc này ở trong đất liền, tên lính đã mang về dâng cho vua Hùng một quả dưa Tây là lễ vật của An Tiêm. Vua cha đã rất ngạc nhiên về hiện trạng và tinh thần của con mình nên đã hạ lệnh để đón chàng trở về. Chính truyền thuyết này phản ánh một phần lịch sử dân tộc ta dưới thời đại các Vua Hùng. Nó góp phần lý giải vì sao Nga Sơn (Thanh Hóa) có quả dưa đỏ nổi tiếng và có dòng họ Mai co cụm đông đúc; tại sao có hòn núi mang tên Mai An Tiêm và những mối liên hệ xã hội liên quan đến số phận của chàng hoàng tử thời sơ sử. Đền thờ Mai An Tiêm ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với nhiều người con đất Việt. Qua truyền thuyết, giáo dục HS lối sống tự lập không sống phụ thuộc vào người khác.

Truyện hai bà Trinh Linh họ Trưng

Theo sách Sử Ký thì hai bà Trưng vốn dòng họ Hùng, chị tên là Trắc, em tên là Nhị, người ở huyện Mê Linh, đất Phong Châu, con gái quan Hùng tướng đất Giao Châu. Hai Bà Trưng là những nữ anh hùng dân tộc đầu tiên mở đầu cho truyền thống bất khuất, kiên cường của phụ nữ Việt Nam, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là trang sử vàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, nhiều lực lượng chống ách đô hộ của nhà Đông Hán đã kết hợp làm một, trở thành một phong trào khởi nghĩa rộng lớn của người Việt, đánh đổ sự cai trị của nhà Hán trên toàn bộ lãnh thổ Âu Lạc và Nam Việt cũ. Thời vua Lý Anh Tông gặp phải hạn hán, sai thiền sư Uy Tịnh đến cầu đảo thì mưa gió ào ạt rơi xuống. Vua mừng rỡ, bỗng nhiên nằm ngủ mộng thấy hai thần nhân áo mão tề chỉnh, cưỡi đoàn ngựa sắt, đi trong mưa. Vua hỏi thì thần nhân đáp rằng: “Thiếp là hai chị em họ Trưng, vâng lệnh Thượng Đế đến làm mưa”. Vua muốn hỏi tiếp thì thần nhân cản lại. Vua tỉnh dậy cho sắc phong, lập miếu thờ rất chu đáo. Về sau, hai bà lại thác mộng cho vua xin lập đền ở làng Cổ Lai, huyện An Lãng (tức là kinh đô Mê Linh, quê hương hai Bà), vua nghe lời và sắc phong hai bà là “Trinh Linh nhị phu nhân”. Cho đến nay vẫn được bao phong đời đời, lửa hương không dứt (Kiều Thu Hoạch và cộng sự, 2009).

Hoàng hậu nước Vạn Xuân

Truyền thuyết này kể về bà Hứa Trinh Hòa người làng Đông Mai (nay thuộc xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Khi vừa sinh ra, khắp trong màn chướng mùi hương tỏa ra thơm ngát, từ trên trời cao, sao Đẩu hạ xuống, ở dưới mặt đất, chim thú đến chầu. Ngay từ tấm bé, Trinh Hòa đã có diện mạo xinh đẹp. Càng lớn lên Trnh Hòa càng nổi tiếng bởi bởi phẩm chất diệu dàng, binh thư, cung kiếm môn nào cũng thông thạo. Lúc bấy giờ, sau khi tiêu trừ quân Lương xâm lược, Lý Bôn đã lên ngôi Hoàng đế, xưng là Nam Việt đế, quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô tại thành Long Biên ngay cạnh quê nàng. Một buổi sớm mai, Lý Nam Đế du ngoạn ra ngoài thành. Vừa gặp Trinh Hòa, Lý Nam Đế đã gây lòng mến cảm và cho kiệu rước nàng về cung dự bàn việc nước. Trinh Hòa có giọng nói trong như tiếng hát và lời nàng bàn trúng ý của đế vương. Lý Nam Đế quá đỗi sung sướng, lập tức phong nàng làm Chính cung Hoàng hậu. Đất nước đang thanh bình thì nhà Lương ồ ạt kéo quân sang xâm lấn. Nhà vua phải thân chính xuất binh chống giặc. Bà Hứa Trinh Hòa cũng được trao binh quyền tham gia trận mạc và là nữ tướng đi tiên phong mỗi lần giáp trận, kẻ nhiều phen đã phải hồn xiêu phách lạc. Về sau, trong trận chiến do bà chỉ huy đội quân thiết đội trấn giữ cửa Lưu Trung, chiếc thuyền của bà không may bị đắm nhưng toàn thể tướng sĩ cùng bà vung gươm chém giặc đến hơi thở cuối cùng. Lúc này, Lý Nam Đế cho lui quân vào động Khuất Lão và mất tại đây. Tướng của ông là Triệu Quang Phục tiếp tục cuộc kháng chiến. Sau khi đã đánh tan giặc Lương, Triệu Quang Phục lại đem quân về đóng ở thành Long Biên và lên ngôi Hoàng đế. Để báo đáp công đức của những người đã khuất, nhà vua ben xuống chiếu cho toàn dân làng Đông Mai lập đền thờ hoàng hậu Hứa Trịnh Hòa. Bà là hình tượng phụ nữ tài ba, mạnh mẽ, kiên cường, giúp vua dẹp giặc. Đây hiện thân cho người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa “giỏi việc nước đảm việc nhà”.






(3) 


(4) 


(5) Truyền thuyết về Yết Kiêu

Yết Kiêu chính là vị anh hùng Phạm Hữu Thế đã dũng cảm hy sinh xương máu cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc, góp sức giúp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông. Trong lịch sử nước nhà, Yết Kiêu là một vị tướng tài ba có thân thể cường tráng, sức khỏe phi thường, được vinh danh với khả năng bơi lặn không ai sánh bằng và được đích thân vua Trần ban tặng danh hiệu “Trần triều Đệ nhất Đô soái Thủy quân”. Hồi ấy, khi giặc ngoại xâm đến cướp nước ta, chúng cho 100 chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lướ, cướp của, giết người. Nhà vua rất lo sợ nên đã chiêu mộ nhân tài trong thiên hạ nhằm đánh lui được giặc dữ. Yết Kiêu đã đến yết kiến vua Trần và xin vua đi đánh giặc. Vua Trần mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc.

Yết Kiêu đến Vạn Ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một cái khoan, một cái búa. Sau đó, một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu giặc và “tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục”. Tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác làm chúng hoảng loạn cả lên. Có lần, Yết Kiêu đang khoan một chiếc tàu thì bị quân địch phát hiện và xông đến. Nhưng chúng không phải là địch thủ của ông nên ông đã “không để cho một đứa nào trở về”. Đến lần khác, chúng bắt sống được Yết Kiêu, sau khi bị tra khảo Yết Kiêu hứa sẽ dẫn giặt đi bắt đồng bọn. Quân giặc tưởng thật nên bắt ông cùng với mười tên quân đem vó sắt ngồi trên thuyền nhỏ ra biển dò tìm. Thừa lúc bọn chúng vô ý, ông nhảy tòm xuống nước trốn đi. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt hại khá nặng, lại nghe Yết Kiêu nói nước Nam có nhiều người tài lặn nên cuối cùng chúng đành phải quay tàu trở về không dám quấy nhiễu nữa. Sau khi ông mất, người dân đã lập đền thờ ở cửa Vạn Ninh và ở nhiều cửa biển khác. Truyền thuyết ngợi ca những con người tài đức, thể hiện ước mơ và khát vọng của nhân dân lao động mong ước có nguồn sức mạnh thần kì để chống giặc ngoại xâm. Qua đó giáo dục cho HS tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc (Nguyễn Đổng Chi, 2000, trang 472)

(6) Sấu năm chèo: Đây là chuyện kể dân gian phát sinh tại vùng Thất Sơn, thuộc tỉnh An Giang. Truyện kể về ông Bùi Đình Tây là người góp công khai phá sơn lâm, lập nên hai làng Hưng Thới và Xuân Sơn (sau này hợp thành xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Ông nổi tiếng đắc đạo, giỏi võ, sức mạnh hơn người, lại giàu lòng yêu nước, có nhiều đóng góp trong việc vận động quần chúng chống quân xâm lược Pháp. Sinh thời, ông cũng là người gắn liền với truyền thuyết về con cá sấu năm chân, mũi đỏ được gọi là Sấu Năm Chèo. Truyền thuyết kể rằng, ông Bùi Đình Tây thường đi khắp nơi cùng với thầy của mình là Đức Phật Thầy Tây An để trị bệnh cứu người. Một hôm, ông Đình Tây đã đỡ đẻ cho người phụ nữ đang ở một mình trong chiếc chòi lá rách nát được mẹ tròn con vuông. Vài ngày sau, ông Đình Tây đã được chồng của người phụ nữ mà ông đã giúp đỡ biếu con sấu năm chân và đem về nuôi. Đức Phật Thầy khuyên ông nên giết nhưng ông lén đem thả xuống hồ trước đình, xích vào cây đại thụ. Rồi một đêm mưa dông, sấm chớp dữ dội, con sấu trốn mất đi hại người. Ông đi tìm và rất ân hận.. Sau đó, sấu liên tục nhiễu hại dân làng. Phật Thầy đưa cho ông năm món bảo vật để đi thu phục con sấu. Mỗi lần ông xuất hiện thì sấu lặn mất, khi ông đi thì sấu lại trồi lên quấy phá dân làng. Sau đó, ông đến mé sông khấn to, kể từ đó, dân làng không còn thấy sấu nữa. Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với những chi tiết chọn lọc, văn bản khắc hoạ đậm nét tinh thần dũng cảm, đức độ và nghĩa cử cao đẹp của nhân vật Bùi Đình Tây; đồng thời thể hiện một phần những khó khăn, thử thách của người dân An Giang trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. Giúp HS nắm được đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết dân gian thông qua việc tìm hiểu một văn bản cụ thể.

(7) Ngã ba ông Trạch:

Đây truyền thuyết địa danh, giúp HS biết được người đầu tiên có công khai phá vùng đất huyện Phước Long của quê hương Bạc Liêu ngày nay qua truyền thuyết Ngã ba Ông Trạch. Truyền thuế kể về một đoàn người lạ đã đến vùng đất Phước Long lập kế hoạch sinh nhai từ hơn một thế kỉ trước. Thời bấy giờ, vùng đất Phước Long còn rất hoang vu, ẩm ướt, nhìn đâu cũng thấy cây cối, kênh rạch và muông thú. Trong đoàn di dân, có gia đình ông Nguyễn Văn Trạch, một gia đình khá giả, có quyền thế, từng tham gia phong trào nghĩa quân, không chịu nổi sự truy bức của giặc Pháp đã vận động bà con bỏ làng đi khai hoang vùng đất mới. Tại vùng đất mới, người dân phải dựng nhà sàn để ở và để tránh sự đe dọa của thú dữ. Một lần kia, người lớn trong gia đình ông Trạch đi làm hết, có một con cọp đến rình bắt đám đứa trẻ con đang ở nhà để ăn thịt. Thấy đuôi cọp ló ra, cậu bé lớn nhất trong đám trẻ nắm đuôi kéo thật mạnh làm gãy cả chân cọp rồi bình tĩnh bảo các em: “Nó chỉ là con chồn lớn mà thôi, đừng sợ !”. Tiếp đó, chú bé dùng xiên đâm ngang qua đuôi rồi treo hai chân trước của cọp lên cao. Chiều đi làm về, ông Trạch dùng mác chém chết cọp. Ngoài việc giết cọp dữ trừ hoạ cho người nhà và dân làng, ông Trạch còn săn bắt được nhiều thú rừng tạo thêm thu nhập cho gia đình. Dần dà, cuộc sống của bà con nơi đây được cải thiện đáng kể. Cư dân ở những nơi khác kéo đến lập nghiệp ngày một đông đúc. Để tưởng nhớ công ơn khai phá vùng đất mới Phước Long và diệt trừ thú dữ, bảo vệ dân làng, nhân dân huyện Phước Long đã lấy tên ông Nguyễn Văn Trạch để đặt tên cho ngã ba con đường lớn ở huyện Phước Long bấy giờ. Việc đặt tên địa danh như thế là một cách để nhân dân ghi nhớ và tỏ lòng biết ơn những người có công với quê hương đất nước. Tuy những người có công đã mất, nhưng việc làm của họ đã đi vào những trang truyền thuyết và tên tuổi của họ đã làm rạng vỡ thêm cho mảnh đất quê hương. Qua đó, giúp HS hiểu được cách đặt tên địa danh phổ biến ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là lấy tên của những người có công với quê hương đất nước để đặt tên cho vùng đất.

(8) Truyền thuyết về Cồn Tàu

Đây là truyền thuyết kể về công cuộc khai phá, chiến thắng các thế lực thiên nhiên của người dân ở vùng đất Nam Bộ (cụ thể là Bến Tre) qua hình ảnh Bảy Giao, Chín Qùy. Đây những người nông dân, nghèo khổ, có ý chí, muốn giúp đời, hướng thiện. Truyện kể về hai anh em ruột là Bảy Giao, Chín Quỳ. Cha mẹ họ mất sớm chỉ để lại cho vài mẫu ruộng xấu. Hai anh em nuôi chí làm ăn. Nghe nói ở Bình định có nhiều tay giỏi võ, họ bán hết ruộng của mình rồi đeo khăn gói ra ngoài đó học võ nghệ để lập công danh. Nhưng họ không hợp thời và đành phải trở về quê cũ và dạy võ để kiếm sống nhưng không đủ nuôi miệng. Họ rủ nhau làm cái nghề khoét vách trèo tường: cướp tiền bạc của bọn nhà giàu rồi đem của đã chia cho những người nghèo khó. Và họ vẫn nghèo. 10 năm sau, Bảy Giao bảo Chín Quỳ bỏ nghề, đi chỗ khác làm ăn! Và họ đến Cồn Tàu, vùng toàn là cây “gừa”, nửa cồn dưới thì là dừa nước, cây mọc chi chít rậm như rừng. Ở đó có một vị thần rất thiêng, có hai bộ hạ là hổ và lợn rất dữ tợn, hoành hành trong một vùng và hễ ai đến chặt phá khoảng rừng đó thì phải nộp một mạng người. Có nhiều người đã bị thần sai bộ hạ quật chết. Hai anh em nghe được tin ấy liền đến Cồn Tàu khấn với thần xin cúng một mạng, và chỉ xin ngài rộng cho trong ba năm đừng phá quấy gì hết. Thấy họ cam đoan, thần bằng lòng. Trong gần ba năm, họ chặt trọc một khu rừng hoang khiến thần căm tức nhưng không làm gì được. Sắp sửa đúng ba năm, hai anh em nhớ tới lời hẹn, bèn nhờ thợ rèn, rèn cho hai cái côn sắt nặng hàng trăm cân rồi đi nộp mạng. Hai anh em mỗi người một côn sắt đứn đấu lưng lại với nhau. Thần sai bộ hạ ra nhưng bị hai anh em quật chết và thần cũng có đành nhịn nhục vì sợ. Hai anh em đi về mang theo thịt hổ, lợn. Từ đó mọi người đổ xô đến Cồn Tàu khai phá, cấy lúa làm ăn và bây giờ trở nên một vùng ruộng đất phì nhiêu. Truyện đã thể hiện khát vọng chiến thắng thiên nhiên từ xa xưa của người dân ở vùng đất này. Qua đó, truyện giáo dục HS biết ơn tiền nhân, biết trân trọng thành quả lao động, yêu người lao động.

(9) Bà Mụ Trời đỡ sanh cho cọp tại rừng Cà Mau

Truyện kể về một người phụ nữ rất nhân đức ở vùng Rạch Bần, thuộc huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, tên là Trần Thị Hoa, tục gọi là bà mụ Tư, làm nghề hộ sanh ở cách đây gần một thế kỉ. Thời ấy, dân cư thưa thớt, nhưng có nhiều thú dữ, rắn độc... Người dân thường thường gọi các bà hộ sanh lúc bấy giờ là mẹ sanh do đây là một việc làm phước, không ai chịu lấy tiền công đức. Một ngày nọ, vì giúp một sản phụ khó sanh nên bà mụ Tư về muộn, chủ nhà phải mướn bốn người trai tráng đưa bà về. Khi Gần tới nhà, bà mụ Tư bỗng nghe tiếng cọp hộc rất lớn làm mọi người lo sợ. Khi hoàn hồn, bốn tráng đinh thấy mất bà Tư thì quả quyết bà bị ông thầy bắt ăn thịt nên tráng đinh tất cả chạy về làng đánh mõ và thùng thiếc báo động. Dân làng được tin cọp loạn rừng, cùng nhau mang dao rựa cung nỏ đi ruồng kiếm, nhưng không thấy. Rạng ngày hôm sau, dân làng tiếp tục đến nhà bà mụ Tư thì thấy dấu chân cọp còn ràng ràng trên mặt đất. Dân làng xô cửa bước vào, họ thấy một người hình dáng giống bà mụ Tư đang nằm trên giường. Nghe tiếng động, bà mụ Tư giật mình tỉnh dậy khiến dân làng hết hồm vì họ cho rằng là ma hiện hình. Sau khi nghe bà lên tiếng thì họ mới hết sợ. Sau khi rửa mặt mày, bà mụ Tư kể tường tận sự việc bị ông thầy (cọp đực) bắt. Theo lời kể, bà mụ tư bất tỉnh nhân sự, không hay biết gì khi nghe nghe tiếng ông thầy hộc lên dữ dội. Khi tỉnh dậy, thì bà thấy mình nằm dưới đất gần bên bà thầy (cọp cái) đang chuyển bụng có vẻ rất đau đớn và bị khó sanh. Lúc ấy bà mụ hết sợ hãi, tận tuỵ dùng phương pháp đỡ đẻ cho người, mà giúp đỡ bà thầy hạ sanh hai con được khoẻ mạnh. Sanh xong ông thầy liếm tay bà mục cho sạch huyết dơ rồi tha bà về nhà. Mọi người đều vui mừng khen ngợi bà ăn ở có đức lớn. Sáng hôm sau, bà mụ Tư đã thấy một con heo rừng vừa mới chết do đã bị cọp móc họng ngay trước cửa, dân là bảo rằng đó là do ông thầy đền ơn bà mụ. Mọi người không ngớt miệng khen ngợi bà là con Trời nên mới dám đỡ đẻ cho bà thầy; từ đó về sau ai nấy đều kêu bà mụ Tư là Bà Mụ Trời. Với những chi tiết tưởng tượng kì lạ, từ ngữ bình dân, mạch lạc, ngắn gọn, dễ hiểu, đồng thời với việc sắp xếp các tình tiết hợp lí, gần gũi, truyện “Bà Mụ Trời đỡ sanh cho cọp tại rừng Cà Mau” đã phản ánh được vùng đất Cà Mau là vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt và có nhiều thú dữ từ thời kì dầu mới khai phá. Truyện này đã nói lên sự chung sống giữa người và thú dữ để thấy được những khó khăn, vất vả của người dân ở vùng đất này trong buổi đầu khai phá. Ý Truyện đề cao việc đền ơn, nhớ ơn khi mình được người khác giúp đỡ điều gì, loài thú dữ như cọp mà cũng biết mang ơn người. Đồng thời ca ngợi tình đoàn kết của dân làng khi gặp hữu sự, tối lửa tắt đèn, đoàn kết giúp đỡ cùng nhau chống lại thú dữ,...

(10) Tình mẫu tử nhà cọp

Truyền thuyết kể về một gia đình nhà cọp sống vui vầy tại một khu rừng bên vàm Thâu Râu (vùng đất ven biển Cầu Ngang, Duyên Hải). Một ngày nọ, cọp cha chẳng may lâm nạn qua đời. Cọp mẹ phải vất vả kiếm ăn nuôi sáu chú cọp con và phải oằn mình bảo vệ tính mạng cho chúng. Trong giai đoạn này, công cuộc khai hoang lập làng tại vùng đất Trà Vinh diễn ra ngày một nhanh hơn và cánh rừng Thâu Râu bị thu hẹp dần. Để rời khỏi nơi nguy hiểm đang rình rập này, cọp mẹ cũng đã mấy lần đưa bầy cọp con xuống mé nước để vượt dòng sông Thâu Râu nhưng chẳng thành do bầy cọp con bị sóng vỗ vào mặt, không bơi qua được. Nguồn thức ăn ngày càng hiếm hoi, mấy ngày liền cọp mẹ không tìm được thức ăn. Túng thế, cọp mẹ tìm nơi kín đáo, dùng nanh séc xé chính mảnh thịt đùi của mình rồi cố sắc manng về cho bầy cọp con dùng. Thời gian trôi qua, sáu chú cọp con đã trưởng thành và đủ sức vượt qua dòng sông Thâu Râu để tìm nơi sinh sống mới. Đau đớn thay, cọp mẹ đã không còn đủ sức cùng đàn con vượt sông nên lẳng lặng một mình tìm nơi quạnh quẻ để sống đến cuối đời. Sau khi cuộc khai hoang đã hoàn thành, những người “lưu dân” đã phát hiện thi thể một con cọp cái già nằm rủ xương bên cội trôm cổ thụ. Trước tình mẫu tử thiên liêng, dân làng đã lập ngôi miễu mang tên cọp cái già và tôn thờ đến ngày nay. Truyền thuyết “Tình mẫu tử nhà cọp” gúp HS hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng, thiên nhiên vùng đất Trà Vinh thời còn hoang sơ, lý giải về nguồn gốc địa danh ấp Cái Già Trên, Cái Già Bến và Miễu Cái Già ở Cầu Ngang, Trà Vinh.

Cổ tích

(1) Sự tích trầu cau:

Đây là một câu chuyện chổ tích đầy xúc động có từ thời vua Hùng, giải thích tục ăn trầu của người Việt và đề cao tình vợ chồng và anh em thắm thiết. Ngày xưa ở một làng nọ có hai anh em ruột, rất thương yêu nhau, người anh tên là Tân, người em tên là Lang. Hai anh em giống nhau như hai giọt nước. Bố mẹ mất sớm, hai anh em được một thầy đồ thương yêu, giúp đỡ. Thầy đồ có một người con gái xinh đẹp, nết na, ngoan hiền, thấy anh em Tân và Lang hiền lành, chịu thương, chịu khó thầy đồ gả con gái cho người anh. Từ khi người anh lấy vợ, tình cảm giữa hai anh em không được thắm thiết như xưa. Người em rất buồn, nhưng người anh vô tình không để ý đến. Một hôm, hai anh em đi làm đến tối mịt mới về, người em bước vào nhà trước, chị dâu tưởng là chồng mình, vội ôm chầm lấy. Đúng lúc ấy, người anh về tới cửa nhìn thấy. Từ đó, tình cảm của người anh ngày càng lạnh nhạt hơn. Một buổi chiều, khi cả nhà đều đi vắng, người em ngồi một mình cảm thấy cô quạnh, buồn tủi vì vậy bỏ nhà ra đi. Chàng đi mãi, tới một con sông rộng không thể lội qua được, đành ngồi bên bờ khóc. Chàng khóc mãi rồi gục xuống biến thành một tảng đá. Không thấy em về, người anh hối hận đi tìm. Chàng đi đến đúng bên bờ sông rộng người em đã đến rồi ngồi tựa vào tảng đá than khóc. Khi chết chàng hóa thành cây cau. Ở nhà, người vợ không thấy chồng về, vội vã đi tìm. Người vợ cũng theo con đường mòn đi vào rừng thẳm. Nàng đi mãi, cuối cùng cũng tới con sông nọ. Khi không còn đi được nữa, nàng ngồi tựa vào gốc cây khóc thảm thiết rồi gục xuống biến thành cây trầu quấn chặt lấy thân cây cau. Hình ảnh tảng đá, cây cau, cây trầu trong câu chuyện luôn gần gũi, quấn quít, hoà hợp với nhau đại diện cho tình cảm anh em gắn bó bền chặt và tình nghĩa vợ chồng thủy chung.

(2) Sự tích trái sầu riêng

Truyện kể về một chàng trẻ tuổi người vùng Đồng Nai là người tài văn võ song toàn đã từng tham gia phong trào Tây Sơn chống Nguyễn Ánh (Gia Long) nhưng bất thành. Chàng về quê ẩn tích bằng nghề thầy gõ đầu trẻ. Tuy nhiên, khi có tin vua Gia Long bắt đầu giết hại những người từng làm quan cho nhà Tây Sơn nên dân làng khuyên chàng trốn đi. Được sự giúp đỡ của dân làng, chàng đã người dòng sông Cửu Long và tiến sâu vào nước Chân Lạp. Bằng tài nghệ của mình, chàng đã giúp một cô gái người Chân Lạp hồi phục sức khỏe sau thời gian dài bị bất tỉnh mê man. Về sau hai người đã trở thành vợ chồng và về sinh sống quấn quýt tại nhà nàng. Mười năm trôi qua, trong vườn nhà vợ có một cây ăn quả gọi là cây “tu rên” mà ở xứ sở chàng không có. Người vợ ra vườn nhặt những trái “tu rên” chín rụng về xẻ cho chồng ăn nhưng người chồng nhăn mặt không muốn ăn vì quả này vốn có một mùi hôi đặc biệt, lúc đó người vợ bảo “anh ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây”. Đến một ngày kia, người vợ đi dâng hương Đế Thiên, Đế Thích về thì ngộ cảm, mặc dù chàng đã cố công cứu chữa nhưng nàng không qua khỏi, chàng đau khổ tột cùng.

Về sau, vua Gia Long đã thôi truy nã những người khởi nghĩa cũ và để tạm quên đi nổi buồn do mất vợ nên chàng quyết đinh giã từ quê vợ đã trở về quê cũ. Trước ngày lên đường, người vợ đã báo mộng rằng sẽ đi cùng chàng đến chân trời gốc biển. Chàng đã trở về xứ sở cùng quả “tu rên” đã rơi ngay vào vạt áo chàng lúc ra thăm cây kỷ niệm. Chàng tiếp tục là nghề gỗ đầu trẻ, ươm hạt “tu rên” thành cây và ngày công chăm sóc.

Hơn mười năm sau, nhân ngày đám giỗ của vợ, chàng đã mời họ hàng, làng xóm đến dự và thưởng thức quả “tu rên”. Nhưng khi bày lên bàn thì mọi người thoáng ngửi thấy một mùi khó chịu. Biết ý nên chàng đã nói đón: “Nó xấu xí, nó hôi nhưng chính những múi của nó ở trong lòng lại đẹp đẽ thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ…”. Càng vừa nói vừa xẻ những quả “tu rên” chia từng múi cho mọi người cùng nếm rồi kể hết tình duyên của của hai vợ chồng. Chuyện kể kết thúc, hai giọt nước mắt của chàng đã rời vào múi “tu rên” đang cầm ở tay và hai giọt nước mắt ấy sôi lên sùng sục và cuối cùng thấm vào múi. Ba ngày ngay, chàng đã đột ngột qua đời. Từ đấy, dân làng mỗi lần ăn thứ quả đó đều nhớ đến người gây giống và chuyện người đàn ông chung tình. Họ gọi “tu rên” bằng hai tiếng “sầu riêng” để nhớ mối tình chung thuỷ của chàng và nàng. Truyện nhằm giải thích nguồn gốc một loại trái cây đặc sản của vùng Nam Bộ; ca ngợi mối tình chung thủy của hai vợ chồng trẻ thật xúc động đã tìm ra một loại trái cây thơm ngon cho muôn đời sau có tên là sầu riêng; đồng thời khéo léo lồng ghép vào nội dung truyện những bài học về đạo lí “Để ghi nhớ công ơn người đã tìm ra thứ trái cây mới”.

(3) Người dân nghèo và Ngọc Hoàng

Đây là truyện cổ tích Việt Nam, được xây dựng dựa trên một hoàn cảnh lý thú: “Ngày xưa, có một nhà kia đã trải mấy đời sống trong cảnh khố rách áo ôm. Đến đời người cháu nội là một anh học trò không tấc đất cắm dùi”. Người ta vẫn thường nói “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” nên anh quyết chí ra biển Đông tìm Ngọc Hoàng để hỏi cho ra nhẽ.

Trong hành trình, người học trò đã gật đầu nhận lời giúp đỡ phú ông, người trồng cam và rùa mang 03 câu hỏi đến nhờ ngọc hoàng giải đáp. Sau khi trả lời 03 câu hỏi, ngọc hoàng bay về thiên đình, anh học trò đành ngậm ngùi quay trở về do chưa được hỏi việc cho chính mình. Nhờ sự giúp đỡ của Ngọc Hoàng và mọi người nên cuối cùng anh học trò nghèo đã đỗ Trạng Nguyên và được phú ông đem con gái gả cho Trạng làm vợ. Qua đó, giáo dục HS biết giúp đỡ người xung quanh khi gặp khó khăn.

(4) Lọ nước thần

Đây là một truyện cổ tích thần kỳ tiêu biểu, nó thuộc loại truyện “Người đẹp/ công chúa bị bắt cóc” mà gắn liền với nó là mô-tip người đẹp không cười - nói. Truyện kể về anh chàng sống bằng nghề cày ruộng. Lần nọ, do cứu chim sẻ thoát khỏi nanh vuốt của quạ, anh được chim sẻ trả công cho một lọ nước thần. Ít năm sau, anh chàng mới cưới được vợ. Vợ anh cũng con nhà nông, quanh năm chân lấm tay bùn, nên đen đủi, xấu xí. Nhưng hai vợ chồng rất thương yêu nhau. Một hôm, do tình cờ lấy lọ nước thần “xức khắp tóc tai mình mẩy” nên chị “trở nên xinh xắn trắng trẻo, nhan sắc mỹ miều ít ai sánh kịp”. Nước lan xuống cũng khiến mấy luống hành lớn phổng lên: củ to như bình vôi, dọc dài bằng đòn gánh. Mỗi khi ra đồng làm việc, anh lại treo bức tranh ở bờ ruộng để nhìn. Chẳng may, con quạ năm xưa sà xuống quắp lấy bức tranh mang đi thả xuống ở sân rồng (ở cung đình). Sau khi nhìn tranh, vua ra lệnh cho quan đại thần và một trăm thị vệ phải tìm cho được người đàn bà như trong tranh và mang về. Quan đại thần đã tìm thấy người đàn bà và đưa kiệu rước nàng về kinh đô mặc cho người chồng than khóc. Sau khi bị bắt vào cung, người đàn bà không cười không nói, áo đẹp không mặc, đầu không chải và không cho một ai đến gần. Vua buồn phiền vì “mọi thứ dỗ dành, dọa nạt đều không thể làm cho người ngọc nở một nụ cười hoặc nói lên một tiếng” nên hạ lệnh “ai có cách gì làm cho nàng cười nói lên được thì sẽ ban thưởng cho quan cao lộc hậu” nhưng tất cả đều vô hiệu. Anh chồng nghe tin này, nhổ mấy củ hành quẩy theo. Đến trước hoàng cung, anh rao to những câu: “Dọc bằng đòn gánh/ Củ bằng bình vôi/ Ai mua hành tôi/ Thì thương tôi với”. Nghe tiếng rao, nhận ra giọng chồng, nét mặt của vợ “mỗi lúc mỗi tươi”, rồi cô lệnh cho thị nữ “Hãy gọi người bán hành vào cho ta!”. Thấy mặt chồng, vợ anh cười lên. Vua nghĩ là do cây hành kỳ lạ mà người vợ cười nên cải trang “gánh hành để làm vui lòng người đẹp”. Khi vua cải trang, người vợ bảo thị nữ thả đàn chó ra cắn chết vua. Từ đó, anh chồng làm vua và ở với vợ trọn đời.

(5) Chàng đốn củi và con tinh.

Đây là truyện cổ tích kể về một anh chàng nghèo khó, sống một mình và làm nghề đốn. Một hôm, theo lệ thường chàng tiến vào rừng sâu tìm củi. Sắp giơ búa giáng vào một cây đại thụ bỗng có một con tinh từ trong thân cây hiện ra trước mặt van lạy, van nài và được con tinh biếu một cái mâm đồng và nói “chỉ cần gõ vào mâm ba tiếng là có ăn ngay, muốn thức ngon vật lạ bao nhiêu cũng có”. Anh chàng vô cùng mừng rỡ, vội nhận lấy mâm ra về và hứa để cho con tinh được yên ổn. Khi đi qua chợ, chàng ghé ngay vào quán cơm, do có ý khoe với nhà hàng, chàng bèn đặt mâm của mình trước mặt vợ chồng chủ quán và mọi người, gõ lên ba tiếng. Tự nhiên trong long mâm tuôn ra những thức ăn ngon mà chưa bao giờ được nếm”. Ăn xong, say rượu, chàng nằm lăn ra giường làm một giấc ly bì. Lão chủ quán thấy thế thì động lòng tham lam, hắn vào buồng chọn một cái mâm giống với chiếc mâm màu nhiệm kia, rồi đánh tráo vào. Chàng đốn củi thức dậy, hý hửng mang mâm đã bị đánh tráo về làng. Sắp về tới làng, anh nghĩ bụng “đãi làng xóm chén một bữa ra trò”, cho nên chàng gọi mọi người đến dự cuộc. Tuy nhiên, chàng gõ mãi, gõ mãi, mâm vẫn trơ trơ bất động và đã bị “tuần đinh xông lại nện cho chàng một trận nên thân”. Ngày mai, anh lại vác búa lên rừng tìm đến cái cây cũ ra sức giáng búa vào. Con tinh hốt hoảng chạy ra van lạy chí chết và xin tặng một con ngựa ỉa ra vàng để được tha tính mạng. Ngày hôm sau, anh lại vác búa lên rừng tìm đến cái cây cũ, con tinh hốt hoảng chạy ra van lạy và xin tặng một con ngựa ỉa ra vàng để được tha tính mạng. Chàng mừng quá, giắt búa vào lưng và cưỡi ngựa ra về. Đến chợ, chàng lại xuống ngựa, vào khoe với vợ chồng lão chủ quán rằng chàng có con ngựa vô cùng quý báu và tặng chủ quán trọn số vàng rơi ra. Nhưng hắn còn muốn được cả con ngựa nên vội dọn cho chàng đốn củi một mâm đầy rượu thịt, rồi chờ lúc anh chàng ngủ say, rồi hắn lại đi tìm một con ngựa khác cũng có màu lông hung hung y hệt để thay vào, rồi dắt con kia đi biệt. Qua ngày hôm chàng đốn củi lại dậy sớm vác búa lên rừng quyết trị cho con tinh một mẻ. Con tinh hiện ra quỳ lạy khóc lóc, phân trần, vạch tội lão chủ quán, rồi biếu chàng cái ống để có thể lấy lại những của đã mất. “Cái ống này có phép làm cho bất kỳ bao nhiêu người cũng phải chống ngược lên trời nếu cầm ống chỉ lên không ba lần. Cho đến khi nào gõ xuống đất ba lần thì mọi sự trở lại như cũ.” Khi về đến chợ, chàng lại ghé vào quán cơm, “cái ống mầu nhiệm đã bắt cả nhà lão chủ quán chống hai tay xuống đất, chân giơ lên trời không cụ cựa”. Vợ chồng chủ quán van khóc xin tha mạng, đã trả lại mâm và ngựa. Tiếp theo, chàng phi ngựa trở về làng và mời làng như mấy lần trước. Chàng đã gõ mâm để đãi làng ăn uống, tặng mọi người một ít vàng và khiến tất cả mọi người đều chổng đít lên trời. Cuối cùng “anh chàng đốn củi lấy được vợ như ý muốn. Với ba món bảo bối, chàng đi khắp thiên hạ giúp đỡ những người nghèo khổ và trị tội những bọn tham lam độc ác.”

(6) Hà rầm hà rạc

Chuyện cổ tích kể về một nhà nọ có hai anh em sống với nhau, cha mẹ mất sớm và có “để lại một tư cơ cũng vào hạng khá trong vùng”. Đến ngày chia của, anh chìa một tờ giấy, bảo em: “Của cải của cha mẹ để lại chỉ có ba giống: Giống đực, giống cái và giống con. Mày bé bỏng nên tao nhường cho mày tất cả những đồ đạc giống đực, còn giống cái và giống con thì phần tao.” Sau khi người em kí vào tờ giấy chia tài sản, tài sản duy nhất mà người em được chia là “đực rựa” còn cái nhà, cái cày, con trâu,… thì thuộc về người anh. Từ đấy, người em ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai và phải ăn nhờ ở đậu hết nhà người bà con, nằm đình nằm chùa, ngủ cầu, ngủ quán. Một hôm, trăng non vừa mọc, anh đang ngủ say tỉnh dậy tưởng trời đã sáng, bèn vớ lấy rựa đi miết lên rừng. Đến cửa rừng mới hay là trời vẫn còn khuya, bèn nằm duỗi chân dưới một gốc cây cổ thụ đợi sáng, nhưng ngủ quên lúc nào không hay. Đây là chốn chơi đùa của một bầy khỉ. Hôm ấy bầy khỉ cũng kéo nhau đến đây, nhưng khi thấy đưới góc cây có một người lạ năm thẳng đuôn thì tưởng là một thây người; chúng bèn xúm nhau khiêng đi chôn để lấy chỗ nhảy nhót. Đang đi, anh chàng bỗng tỉnh giấc nhưng cứ năm im xem bọn khỉ khiêng mình đi đến đâu. Hồi lâu, anh nghe bầy khỉ dừng lại nói với nhau: “Hà rầm hà rạc, chôn vào hố bạc, không chôn hố vàng!”. Nhưng trong bầy khỉ có một con khỉ đột đứng đầu, bảo chúng: “- Hà rầm hà rạc, chôn vào hố vàng, không chôn hố bạc!”. Thế là bầy khỉ lại tiếp tục khiêng anh tới một chỗ khác xa hơn, có những cục vàng sáng chói. Sau khi bầy khỉ đi khuất thì chàng mới đứng dậy nhặt đầy túi mang về và trở thành người giàu có. Đến ngày giỗ cha, người anh đã đến nhà người em ăn giỗ và được kể tỉ mỉ về chuyện đã lên rừng gặp khỉ. Nghe xong, người anh mượn ngay cây rựa, cũng chờ đến một đêm trăng non, một mình vác rựa lên cửa rừng và cũng giả vờ duỗi chân nằm dưới góc cổ thụ nọ. Bầy khỉ cũng kéo nhau đến nhảy nhót xung quanh góc cây, chúng cũng xúm lại khiêng người anh đi chôn vì tưởng rằng đó là một cái thây người chết. Nhưng đến lúc nghe bầy khỉ nói: “Hà rầm hà rạc, chôn vào hố bạc không chôn hố vàng!” thì hắn vội ngẩng đầu cãi lại: “Chôn vào hố vàng chứ! Chôn vào hố vàng chứ!” Bầy khỉ đã cuống cuồng quẳng người anh xuống rồi bỏ chạy, hắn bị lăn xuống sườn núi, đầu va vào đá, vỡ sọ chết. Truyện cổ tích Hà rầm hà rạc giáo dục HS nên sống lương thiện, biết yêu thương và không nên tham lam.

(7) Nàng tiên ốc

Đây là một truyện cổ tích ca ngợi tình người. Truyện kể về một bà lão nghèo khó, sống một mình và sống bằng nghề mò cua, bắt ốc. Một ngày nọ, bà lão bắt được một con ốc rất đẹp, bà vui mừng và thấy rất thương ốc nên bà không bán mà đem nó về nuôi trong một chiếc chum nước dựng ở sân nhà. Kể từ sau ngày hôm đó, mỗi khi trở về nhà thì thấy sân nhà sạch sẽ tươm tất, vườn rau thì đã sạch cỏ, cơm nước trên bàn đã nấu tinh tươm nhưng bà không biết ai đã giúp mình. Hôm sau, bà vẫn ra đồng như thường lệ nhưng lần này giữa buổi bà quay trở về nhà để tìm hiểu xem người giúp mình là ai thì bà đã thấy từ một cô gái xinh đẹp trong chiếc chum nước bước ra, cô dọn dẹp nhà cửa, quét sân, nhổ cỏ, nấu cơm. Bà lão nhẹ nhàng bước tới chiếc chum và đập vỡ vỏ ốc, rồi chạy tới ôm lấy cô và nói: “Con gái! Hãy ở lại đây với mẹ!”. Từ đó trở đi, bà lão và cô gái sống với nhau rất vui vẻ và hạnh phúc. Truyện “Nàng tiên ốc” giáo dục HS sống phải biết yêu thương, quý trọng nhau, luôn biết giúp đỡ người khác. (Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Trẻ 2019).

(8) Chàng út, nàng sen

Chàng tên là Út, ở làng trên, được cha truyền nghề thợ xoay. Nàng tên là Sen, ở làng dưới, kế nghiệp mẹ làm thợ chămd men. Cả hai đều khéo léo, tài hoa , đều được xem là nghệ nhân nổi tiến khắp vùng gốm ven sông Đồng Nai. Chàng Út có thói quen in dấu ngón tay út của mình vào sản phẩm mỗi khi xoay xong. Nàng Sen lại ưa thích tạo họa tiết chắm men thành hình búp sen xanh như ten của mình. Dần dần, mặt hàng gốm in dấu ngón tay út và búp sen xanh trở thành mặt hàng được ưa chuộng nhất vùng. Cũng từ mặt hàng gốm này mà chàng Út gặp được nàng Sen, rồi họ kết duyên vợ chồng. Một hôm, đúng lúc chàng Út qua sông chở đất thì một toán cướp kéo vào làng đốt phá, cướp bốc bắt phụ nữ đem đi, chúng bắt luôn nàng Sen cũng bị chúng bắt. Nhân lúc toán cướp sơ hở, nàng tìm cách cởi trói rồi chạy ra sông, bơi sang bờ bên này. Bên kia sông, chàng Út thấy vợ đang chới với giữa dòng nước xiết nên vội bơi ra cứu vợ. Đến giữa sông, bọn cướp phát hiện hai vợ chồng nên chúng đã bắn tên giết chết cả hai người. Dòng sông đã dìu hai vợ chồng đến gần nhau, máu trên người họ cứ tuôn chảy nhuôm đỏ cả khúc song dài hàng chục dặm, đất ở hai bên bờ ngấm máu hóa đỏ thẫm, mịn và dẻo, quện cào nhau không rời. Loại đất đặc biệt ấy chính là đất làm gốm nổi tiếng của các làng nghề truyền thống vùng Biên Hòa-Đồng nai ngày nay (Thanh Minh kể, truyện dân gian Đồng Nai). Truyện giáo dục cho HS lòng yêu thương, quý mến những con người tài năng, đức độ; ý thức phấn đấu đem hết sức mình ra phục vụ đất nước, góp phần làm cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

(9) Tua Tềnh, Tua Nhì

Đây là truyện cổ tích của dân tộc Tày Nùng, được sưu tầm ở vùng Định Hóa. Truyện có mô típ giống với truyện cổ tích Tấm Cám của người Kinh, một trong những câu chuyện tiêu biểu cho loại truyện cổ tích thần kì Việt Nam. Tua Tềnh và Tua Nhì là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tua Tềnh mất sớm nên Mẹ Tua Tềnh phải ở với dì ghẻ rất độc ác (người vợ kế của bố Tềnh). Tua Tềnh phải làm việc vất vả, khổ cực, còn Tua Nhì thì được cưng chiều, mặc đẹp. Tềnh càng lớn càng xinh đẹp, còn Nhì càng lớn càng béo núc ních như con vịt bầu. Cả mường ai cũng ghét Nhì vì xấu nết, ngược lại thì cả mường ai cũng thương yêu Tềnh vì Tềnh sẵn sàng giúp mọi người xung quanh. Đầu xuân nhà vua mở hội thi tài, thi sắc đẹp trong cả nước để cho kén vợ hoàng tử.

Một năm vào đầu xuân nhà vua mở hội thi tài, thi sắc đẹp của những người con gái trong cả nước để cho hoàng tử kén vợ. Giữa mùa xuân trăm hoa trên cành đang khoe trăm hồng nghìn tía, nhà vua mở hội. Mẹ con nhà Nhì cũng đua nhau sắm sửa hàng tháng để đi dự hội thi. Đến ngày mở hội thì mẹ con Nhì trộn một đấu đỗ với vừng và bảo Tềnh: “Mày phải ở nhà nhặt hết chỗ đỗ và vừng này mỗi thứ riêng ra thì mới được đi dự hội, nếu không tao về thì mày chết”. Tềnh tủi thân ngồi khóc thì mấy con quạ đậu trên cành cây to đầu nhà lên tiếng mách cho Tềnh “đem sàng mà sàng, đem nia mà sảy”. Tềnh liền làm theo nên đã tách được đỗ ra đỗ và vừng ra vừng. Nhưng Tềnh chẳng có quần áo đẹp để đi hội nên Tềnh lại ôm mặt khóc. Bỗng có một bà già tóc bạc phơ đứng trước mặt, tay chống gậy xuất hiện và giúp đỡ cho Tềnh. Tềnh có được quần áo đẹp, con ngựa, đôi giày, xuyến,… đi đến kinh đô dự hội thi tài sắc.

Khi ngựa qua cầu, chẳng may Tềnh đánh rơi một chiếc giày xuống suối. Lát sau, hoàng tử cưỡi ngựa đi đến cái cầu đó thì con ngựa của hoàng tử hí vang không chịu đi. Hoàng tử sai binh lính xuống suối mò thì thấy một chiếc giày rất xinh đẹp. Giữa hội nhà vua tuyên bố: “Người con gái tài giỏi trước hết phải biết dệt vải. Dệt nhiều và đẹp. Hẹn ngày mai ai mà có đủ vải lợp một cái nhà lớn thì ta sẽ kén làm con dâu của ta.”. Nhưng Tềnh chẳng có một tấm vải nào cả, Bà tóc bạc phơ lại hiện ra (đây chính là mẹ Tềnh) giúp cho Tềnh được giải nhất. Cuộc thi thứ hai, nhà vua mắc võng đào vào đúng chỗ giọt gianh của cái lâu đài của Tềnh và ra lệnh: “Cô nào trèo lên mái nhà lăn xuống, mà lăn trúng võng đào, sau đó lại đi vào chiếc giày của hoàng tử mà vừa như in thì người đó sẽ chính thức làm vợ hoàng tử”. Tất cả các cô gái lần lượt trèo lên mái nhà và lăn xuống võng đào của nhà vua nhưng không một cô gái nào lăn trúng vào võng cả. Cuối cùng, Tềnh đã lăn trúng võng đào nhà vua, ướm thử vừa như in chiếc giày hoàng tử tìm thấy ở dưới suối và được rước về cung, tổ chức cưới linh đình. Ít lâu sau, Hoàng tử lên ngôi thay vua cha, Tềnh trở thành hoàng hậu và sinh được một đứa con trai. Nhân ngày giỗ mẹ, Tềnh xin phép nhà vua về quê. Hai mẹ con Nhì đã lập mưu lừa Tềnh trèo lên cây cam rồi đốn gốc giết Tấm, để Nhì vào cung thay chị. Cả Hoàng tử và con của Tềnh đều nhận ra Nhì không phải là vợ, là mẹ mình. Một hôm, hoàng tử lang thang khắp bản mường mong tìm thấy vợ thì hoàng tử nhìn thấy một bông hoa biết nói nổi rực rỡ trên mặt nước ở nơi mà Tềnh đã bị chết. Hoàng tử vớt bông hoa biết nói đem về cung, hai bố con ngày đêm nâng niu bông hoa đó trên tay. Nhì thấy vậy tức lắm nên vò nát bông hoa ấy và ném xuống chân dậu. Một con gà trống thấy liền nhặt ăn hết những vụn hoa, tư nhiên lông con gà trống trở nên sặc sỡ và cất tiếng gáy ngon ngọt lạ thường. Con gà trống ở lại quanh quẩn với nhà vua và đứa con, lâu lâu lại cất tiếng gáy ngon ngọt cho hai bố con nghe.

Nhì đã đem gà trống thịt ăn và đưa cho đứa con của Tềnh hai cái coòng (đùi gà) nhưng đứa con của Tềnh không ăn. Chú bé lén đem hai cái đùi gà chôn đằng sau nhà, chẳng bao lâu sau, hai cây trúc xinh đẹp lạ thường đã mọc lên ngay tại đó. Nhì đã trộm chặt hai cây trúc đó đem đi đun bếp. Hai cây trúc cháy không ra cháy mà chỉ khói um cả nhà. Nhì đi đến đâu khói của cây trúc đang đun ở trong bếp cũng ùa theo và phả vào mắt Nhì, Nhì không mở được mắt. Nhân có bà cụ vào cung xin lửa, Nhì đem hai cây trúc cháy dở ấy đưa cho bà cụ. Về đến nhà, lúc bà cụ đang lom khom nấu nước, ngọn lửa từ hai cây trúc bùng cháy, rồi có một cô gái đẹp như tiên bật ra ngồi cạnh bếp, từ đấy nàng tiên Trúc ở luôn với bà cụ. Một hôm, nàng tiên nhờ bà cụ mời vua đến nhà dùng tiệc thì được nhà vua thách bảo “già mời ta đến dự tiệc thì phải có lụa năm màu, vóc năm sắc trải từ cửa nhà già đến cung điện của ta thì ta mới đến” và nàng tiên đã làm theo. Nhà vua và con trai đến nhà bà cụ, cùng ngồi ăn tiệc. Nhà vua gặng hỏi bà cụ những món ăn ngon và quen thuộc này là ai đã nấu, nhưng bà cụ cứ bảo là bà làm lấy. Cuối cùng, đứa con đã giúp nhà vua đã tìm thấy vợ mình, từ đấy, Tềnh sống với chồng con trong cung vua êm ấm. Vì muốn đẹp như chị, Nhì cho lính đổ nước sôi vào mình và bị chết luộc.

10. Trận mãng xà

Trận mãng xà là một truyện cổ tích thần kỳ với nội dung phản ánh cuộc đấu tranh bảo vệ cuộc sống cho dân làng, kết thúc có hậu. Truyện kể về một loài trăn to và rất dữ mà trong vùng thường được gọi là mãng xà vương, nó có thể nuốt sống được tất cả các loại thú rừng, kể cả voi nên người dân Đồng Nai rất sợ mãng xà. Thuở ấy, có hai cha con ông Bảy Túc ở làng Mỹ Lộc cũng rất giỏi võ và đều làm nghề thợ rừng, họ phải mạo hiểm đi vào rừng đốn tre, thả gỗ, cắt tranh, thả bè để kiếm miếng cơm, manh áo. Người con trai của ông Bảy Túc tên là Mạnh là một thanh niên hai mươi tuổi, to khoẻ và nhanh nhẹn nhưng chưa lấy được vợ vì cái nghề quá nguy hiểm. Người yêu của Mạnh là cô Thoan đã khuyên chàng đi làm nghề khác để được cưới nhau nhưng không thành.

Một hôm hai cha con ông Bảy Túc vào rừng bỗng gặp một con voi đang bị mãng xà quấn. Sau khi quan sát kỹ, ông Bảy Túc quyết định phải cứu voi. Ông dặn dò con trai và xông đến gần con voi, dùng lưỡi rựa bén chém một phát thật mạnh lên lưng mãng xà làm con mãng xà bị đứt đuôi ngay, nó hốt hoảng chạy trốn và con voi cũng giật mình bỏ chạy. Ngày hôm sau, khi vào rừng thì hai cha con đã được voi trả ơn, gỗ, tre của ông đã được kéo ra bờ sông hết. Hiểu được sự nguy hiểm rình rập do sợ bị mãng xà trả thù nên hai cha con lúc nào cũng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó mỗi khi vào rừng.

Một hôm, hai cha con ông Bảy Túc vừa vào đến bìa rừng thì gặp mãng xà bị chém trước đây đón đường. Ông Bảy vội bảo con núp sau một cây to thủ thế chờ, còn ông xách rựa bén xông tới giao chiến trước. Nhưng đánh một lúc thì ông Bảy đã bị mãng xà táp nuốt sống luôn cả cái rựa vào bụng nó, sau đo hun hãn tiến về phế anh Mạnh. Lúc đầu anh Mạnh đã bỏ chạy nhưng vì lòng thương cha và căm thù mãng xà nên anh liền bước ra nghênh chiến. Sau một lúa chiến đấu, thừa lúc mãng xà há mồm định táp anh thì anh bèn nhanh chân nhảy phóc vào trong mồm nó. Khi mãng xà vừa khép mồm lại để nuốt thì cây độc ngạnh hai đầu của anh đã khoá chặt hai hàm của nó, không thể nào ngậm lại được. Anh mạnh chạy thẳng vào bụng nó để cứu cha và cùng cha dùng rựa, dao găm đánh phá ngay trong lòng mãng xà. Nhờ đồng bào cả làng Mỹ Lộc cùng nhau đón đánh tiếp, mãng xà chịu chết ở bờ sông. Hai cha con ông Bảy Túc đã bước ra từ trong bụng mãng xà. Sau trận ấy, những con mãng xà khác đã bỏ đi hết, đồng bào ra rừng làm ăn thong thả, Thoan và Mạnh đã cưới nhau thành vợ thành chồng.

Qua câu chuyện về cha con người thợ rừng giỏi võ, chiến đấu và giết chết con mãng xà hung dữ, Trận Mãng xà ca ngợi tinh thần dũng cảm, nghĩa hiệp và cách sống giàu tình yêu thương của những người dân Nam bộ thời kỳ khai hoang lập ấp.


Our Stylists

[ Name ]

[ Name ]

[ Name ]

[ Name ]

[ Name ]

[ Name ]

[ Name ]

[ Name ]

[ Name ]